Chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ triển khai thế nào?

Chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ triển khai thế nào?

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh, hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác.

Có con đang học mẫu giáo, anh Nguyễn Xuân Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) ủng hộ việc dạy tiếng Anh sớm cho trẻ trước khi vào bậc tiểu học.

“Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, rất cần thiết trong xã hội hiện nay, việc cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc và học tiếng Anh nên được triển khai sớm trong các trường công lập. Nếu trẻ từ 3-4 được học tiếng Anh sẽ giúp các con làm quen dần với ngôn ngữ mới. Có thể triển khai toàn quốc là điều rất tốt, còn nếu không, những trường có điều kiện tổ chức, phụ huynh vẫn sẵn sàng đóng góp kinh phí tham gia”, anh Cường cho biết.

Có con 4 tuổi, đang học tại một trường công lập tại Hải Dương, chị Nguyễn Thanh Tâm cho biết, việc học tiếng Anh với trẻ mẫu giáo ở nông thôn còn khá xa lạ. Tuy nhiên, với mong muốn cho con làm quen với ngoại ngữ từ sớm, thời gian ở nhà, chị Tâm vẫn thường xuyên giao tiếp, nói với con những từ đơn giản bằng tiếng Anh.

“Tôi không muốn nhồi nhét ngôn ngữ cho con, mà giúp con làm quen, để con vừa chơi, vừa học ngôn ngữ mới một cách tự nhiên nhất. Nếu tại các trường có dạy tiếng Anh cho trẻ, các con sẽ có môi trường tốt hơn. Khi có nhiều bạn bè và cô giáo, trẻ cũng sẽ hào hứng làm quen với ngôn ngữ mới hơn. Ở giai đoạn này, việc dạy trẻ không cần nặng về kiến thức, chỉ cần cho trẻ làm quen và yêu thích ngôn ngữ mới và luyện phản xạ”, chị Tâm chia sẻ.

Có con đang học tại một trường ngoài công lập ở Hà Nội, chị Nguyễn Thu Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, trường của con chị đang theo học có liên kết với trung tâm tiếng Anh bên ngoài để dạy cho các con lớp 4, 5 tuổi. Hình thức học chủ yếu thông qua trò chơi, học tên gọi các đồ vật, con vật bằng tiếng Anh.

“Sau 4-5 buổi học cùng giáo viên nước ngoài, con về nhà tỏ ra khá hào hứng, thường khoe với mẹ những từ mới đã học và thích thú hơn với những phim hoạt hình bằng tiếng Anh trên TV”. Chị Hằng cho rằng, việc học ngoại ngữ sớm là cần thiết, giúp trẻ làm quen và luyện phản xạ.

Trao đổi về dự thảo này của Bộ GD-ĐT, bà Lương Thị Biển, Trưởng Phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, là địa phương có nhiều khu công nghiệp, thu hút lượng lớn đầu tư nước ngoài FDI, số người nước ngoài làm việc tại địa bàn tỉnh lớn, việc dạy tiếng Anh sớm cho trẻ để tạo nền tảng là điều cần thiết. Bà Biển cho hay, ngay sau khi Bộ GD-ĐT có quy định chính thức, Sở GD-ĐT Bắc Ninh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để triển khai ở các trường học đủ điều kiện.

Tuy nhiên, để thực hiện được chủ trương dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non, bà Biển cho rằng, chỉ có thể thực hiện khi xã hội hóa, tức các trường phối hợp với các trung tâm tổ chức, bởi nội lực giáo viên mầm non hiện nay rất khó để dạy trẻ tiếng Anh, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Trao đổi với VOV.VN về dự thảo này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT cho biết, trong xu thế hội nhập, Nghị quyết 29 đã đặt ra yêu cầu về 2 công cụ quan trọng cho công dân toàn cầu là ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Trong đề án về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục cũng đã đặt ra yêu cầu cho trẻ mầm non tiếp cận với ngoại ngữ, công nghệ thông tin.

Ông Minh cho hay, việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh chính thức được thí điểm từ năm 2014, tuy nhiên, việc này với chỉ được triển khai dựa trên 1 công văn, chưa đủ hành lang pháp lý.

“Theo công văn đó, ở đâu có điều kiện thì có thể tổ chức cho các cháu làm quen với ngoại ngữ, trong đó có một số quy định về chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để các địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức, đáp ứng yêu cầu xã hội và chuẩn bị cho sự phát triển tương lai của các công dân toàn cầu”, ông Minh nói.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho hay, xuất phát từ thực tiễn, việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh đã được triển khai ở khoảng 30% số trẻ trên toàn quốc, song các địa phương còn đang lúng túng, thiếu hành lang pháp lý để quản lý, do đó, Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo chương trình làm quen với tiếng Anh mẫu giáo để lấy ý kiến dư luận.

“Các địa phương vẫn vướng về hành lang pháp lý khi thực hiện cho trẻ làm quen với tiếng Anh như yêu cầu cần đạt là gì, tổ chức như thế nào, yêu cầu giáo viên ra sao. Việc ban hành dự thảo sẽ giải quyết những vấn đề trên của các địa phương. Tinh thần của dự thảo quy định này là không áp đặt, không phải tất cả đều phải triển khai, mà chỉ áp dụng cho những cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu thực hiện. Nếu giáo viên cơ hữu không thể dạy, các trường có thể tìm giáo viên hợp đồng. Nhưng quan trọng phải có giáo viên đáp ứng được yêu cầu, có cơ sở vật chất và công tác quản lý tổ chức phù hợp”, ông Minh cho hay./.

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, Mục tiêu của chương trình sau khi hoàn thành, trẻ mầm non có thể nghe hiểu được một số từ, cụm từ và câu quen thuộc; nghe hiểu và thực hiện được một số yêu cầu ngắn, đơn giản, quen thuộc; nghe hiểu và có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc trả lời ngắn gọn trong các tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi; nghe hiểu và có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc lời nói khi tham gia các trò chơi phù hợp với lứa tuổi; nghe hiểu được nội dung truyện tranh rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. 

Trẻ có thể nhắc lại được, nói được một cách tương đối rõ ràng, dễ nghe một số từ, cụm từ đơn giản; nhắc lại được, đọc theo được một số bài vần, bài thơ; hát theo một số bài hát đơn giản; trả lời được, kể lại được một số tình tiết của truyện theo tranh; nhắc lại được, nói được một số từ thông dụng từ chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ có thể đọc theo được thành tiếng một số từ thông dụng khi xem tranh, minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, hiện tượng, hành động, biểu tượng, kí hiệu rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi; tô màu được một số biểu tượng, kí hiệu, chữ cái theo hướng dẫn bằng tiếng Anh; có hứng thú với tiếng Anh và tích cực tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh; mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.

Nguyễn Trang/VOV.VN

Bài viết khác
CUỘC THI TRỰC TUYẾN  TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PCCC&CNCH

CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PCCC&CNCH

CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PCCC&CNCH
DANH MUC SGK LƠP 2 SƯ DUNG TƯ NĂM 2021-2022

DANH MUC SGK LƠP 2 SƯ DUNG TƯ NĂM 2021-2022

PHÒNG GDĐT TX BẾN CÁT TRƯỜNG TH – MN PHÙ ĐỔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 06/TB-TH Mỹ Phước, ngày 24 tháng 5 năm 2021 THÔNG BÁO Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng từ năm học 2021 – 2022 Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021 – 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Căn cứ Công văn số 861/TB-SGDĐT ngày 17/5/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo Danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đăng ký nhu cầu sử dụng sách giáo khoa; Căn cứ Công văn số 208/TB-PGDĐT ngày 20/5/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo Danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đăng ký nhu cầu sử dụng sách giáo khoa; Trường Tiểu học – Mầm non Phù Đổng thông báo Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng từ năm học 2021 -2022 như sau: TT Tên sách Tác giả (chủ biên) Tên Bộ sách Nhà xuất bản 1 Tiếng Việt 2 ( Tập 1, tập 2) Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2 Toán 2 ( Tập 1, tập 2) Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3 Đạo đức 2 Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 Tự nhiên và Xã hội 2 Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5 Mĩ thuật 2 Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Vũ Đức Long, Nguyễn Anha Phương Nam, Lâm Yến Như, Phạm Văn Thuận, Dầm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân. Chân trời sáng tạo Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam 6 Hoạt động trải nghiệm 2 Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hà Liên, Vũ Phương Liên, Nguyễn Hà My, Lại Thị Yến Ngọc, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang, Trần Thị Quỳnh Trang, Lê Phương Trí. Chân trời sáng tạo Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam 7 Âm nhạc 2 Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 8 Giáo dục Thể chất 2 Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Phạm Đông Đức (Chủ biên), Nguyễn Duy Linh, Phạm Tràng Kha. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 9 Tiếng Anh 2 Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. Family and friends Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam Danh mục gồm 09 đầu sách giáo khoa lớp 2. HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GDĐT TX BẾN CÁT TRƯỜNG TH – MN PHÙ ĐỔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 06/TB-TH Mỹ Phước, ngày 24 tháng 5 năm 2021 THÔNG BÁO Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng từ năm học 2021 – 2022 Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021 – 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Căn cứ Công văn số 861/TB-SGDĐT ngày 17/5/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo Danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đăng ký nhu cầu sử dụng sách giáo khoa; Căn cứ Công văn số 208/TB-PGDĐT ngày 20/5/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo Danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đăng ký nhu cầu sử dụng sách giáo khoa; Trường Tiểu học – Mầm non Phù Đổng thông báo Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng từ năm học 2021 -2022 như sau: TT Tên sách Tác giả (chủ biên) Tên Bộ sách Nhà xuất bản 1 Tiếng Việt 2 ( Tập 1, tập 2) Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2 Toán 2 ( Tập 1, tập 2) Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 3 Đạo đức 2 Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 Tự nhiên và Xã hội 2 Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5 Mĩ thuật 2 Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Vũ Đức Long, Nguyễn Anha Phương Nam, Lâm Yến Như, Phạm Văn Thuận, Dầm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân. Chân trời sáng tạo Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam 6 Hoạt động trải nghiệm 2 Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hà Liên, Vũ Phương Liên, Nguyễn Hà My, Lại Thị Yến Ngọc, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang, Trần Thị Quỳnh Trang, Lê Phương Trí. Chân trời sáng tạo Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam 7 Âm nhạc 2 Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 8 Giáo dục Thể chất 2 Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Phạm Đông Đức (Chủ biên), Nguyễn Duy Linh, Phạm Tràng Kha. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 9 Tiếng Anh 2 Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. Family and friends Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam Danh mục gồm 09 đầu sách giáo khoa lớp 2. HIỆU TRƯỞNG
DANH MUC SGK LƠP 1 SƯ DUNG TƯ NĂM 2021-2022

DANH MUC SGK LƠP 1 SƯ DUNG TƯ NĂM 2021-2022

PHÒNG GDĐT TX BẾN CÁT TRƯỜNG TH – MN PHÙ ĐỔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 05/TB-TH Mỹ Phước, ngày 24 tháng 5 năm 2021 THÔNG BÁO Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng từ năm học 2021 – 2022 Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021 – 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Căn cứ Công văn số 861/TB-SGDĐT ngày 17/5/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo Danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đăng ký nhu cầu sử dụng sách giáo khoa; Căn cứ Công văn số 208/TB-PGDĐT ngày 20/5/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo Danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đăng ký nhu cầu sử dụng sách giáo khoa; Trường Tiểu học – Mầm non Phù Đổng thông báo Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng từ năm học 2021 -2022 như sau: TT Tên sách Tác giả (chủ biên) Tên Bộ sách Nhà xuất bản 1 Tiếng Việt 1 ( Tập 1, tập 2) Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, , Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2 Toán 1 Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thúy Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 3 Đạo đức 1 Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 Tự nhiên và Xã hội 1 Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh. Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5 Mĩ thuật 1 Nguyễn Xuân Tiến (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như. Chân trời sáng tạo Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam 6 Hoạt động trải nghiệm 1 Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí. Chân trời sáng tạo Nhà xuất bản Giáo duc Việt nam 7 Âm nhạc 1 Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 8 Giáo dục Thể chất 1 Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường. Cánh Diều Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 9 Tiếng Anh 1 Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. Family and friends Nhà xuất bản Giáo duc Việt Nam Danh mục gồm 09 đầu sách giáo khoa lớp 1. HIỆU TRƯỞNG
Gọi ngay SMS Chỉ Đường Zalo
Zalo
Hotline: 0913950559